Doanh nghiệp ôtô Malaysia muốn lập thêm công ty lắp ráp xe tại Việt Nam

Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết, Tập đoàn Tan Chong (Malaysia) muốn mở thêm nhà máy lắp ráp ôtô tại Việt Nam. Theo đó, tập đoàn này vừa có công văn kiến nghị về việc nhập khẩu bộ linh kiện (CKD), thuế nhập khẩu ưu đãi.

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết Công ty TCIE (thuộc Tập đoàn Tan Chong) chỉ lắp ráp xe ôtô tại Việt Nam, không nhập khẩu trực tiếp và không có hệ thống bán hàng. Công ty TCIE sẽ hợp tác với một công ty được thành lập tại Việt Nam để công ty này nhập khẩu bộ linh kiện (CKD) sau đó chuyển cho nhà máy của Công ty TCIE lắp ráp và bán lại cho công ty khác.

Về việc này, Bộ Tài chính cho hay, trường hợp Công ty TCIE ủy quyền cho công ty tại Việt Nam khác nhập khẩu bộ linh kiện thì phải đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô theo quy định của Bộ Công Thương. Trong trường hợp Công ty TCIE ủy thác cho một công ty phía Việt Nam nhập khẩu linh kiện thì hai bên phải có hợp đồng ủy thác.

Trường hợp công ty Việt Nam khác nhập khẩu kinh doanh và bán cho Công ty TCIE thì cả hai công ty phải có hợp đồng mua bán.

Về thuế ưu đãi nhập khẩu, Bộ Tài chính cho biết, theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành theo Nghị quyết số 122 của Chính phủ, hàng hoá nhập khẩu là bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của ôtô để sản xuất và lắp ráp được áp dụng thuế ưu đãi khi đủ tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô theo quy định của Bộ Công Thương trực tiếp nhập khẩu để sản xuất ủy quyền nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu hoặc nhập khẩu kinh doanh.

Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì phải có hợp đồng ủy thác, trường hợp nhập khẩu kinh doanh thì phải có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có đủ điều kiện lắp ráp xe ôtô theo quy định của Bộ Công Thương khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Tổng trị giá của các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo mức độ rời rạc không vượt quá 10% tổng trị giá các linh kiện để sản xuất, lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh. Linh kiện không phải là khung xe, thân xe, thùng xe, cabin.

Tan Chong là một trong những Tập đoàn hàng đầu của Malaysia hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô, marketing, phân phối xe ôtô.

Hiện TCIE - thuộc Tập đoàn Tan Chong, đã có nhà máy lắp ráp xe Nissan tại Thành phố Đà Nẵng.

Gần đây, Tập đoàn Tan Chong có nhiều động thái quan tâm đến chính sách ưu đãi cho nội địa hóa phụ tùng, linh kiện ôtô, đặc biệt là ý định hợp tác với một đối tác nước ngoài khác để nhập khẩu phụ tùng, lắp ráp xe ôtô tại Việt Nam.

Đọc tiếp »

Sabeco sắp có Tổng giám đốc mới

Bộ Công Thương cho biết, dựa trên kiến nghị của Bộ phận đại diện vốn Nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (mã chứng khoán SAB) tháng 8/2016, Hội đồng quản trị Sabeco đã tạm thời giao chức Tổng giám đốc cho ông Lê Hồng Xanh - khi đó giữ chức Phó tổng giám đốc và quyền đại diện vốn nhà nước tại Sabeco.

Tuy nhiên, đây chỉ là việc chỉ định nhân sự tạm thời, khi đó Bộ Công Thương cũng yêu cầu xem xét nguồn nhân sự để lên phương án nhân sự trước khi thực hiện quy trình kiện toàn chức vụ Tổng giám đốc Sabeco theo đúng quy định pháp luật và điều lệ doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, chức danh Tổng giám đốc và một số vị trí lãnh đạo chủ chốt khác của Sabeco vẫn khuyết, do đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu với Bộ phận đại diện vốn Nhà nước tại Sabeco báo cáo Hội đồng quản trị Sabeco sớm có phương án kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp.

Cụ thể, tháng 3/2017, Bộ phận đại diện vốn Nhà nước tại Sabeco có văn bản báo cáo Bộ Công Thương về phương án kiện toàn nhân sự, trong đó nhân sự giữ chức danh Tổng giám đốc đề nghị bổ nhiệm từ nguồn tại chỗ.

Sau khi xem xét đề nghị, Bộ Công Thương đã đồng ý về chủ trương bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Sabeco từ nguồn nhân sự tại chỗ, chấp thuận việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Nam, là đại diện vốn nhà nước, Uỷ viên Hội đồng quản trị giữ chức Tổng giám đốc Sabeco.

Như vậy, với quyết định trên, ông Lê Hồng Xanh sẽ thôi chức doanh Tổng giám đốc, thôi phụ trách Ban điều hành Sabeco và tiếp tục đảm nhận chức vụ Đại diện vốn nhà nước, Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc Sabeco cho đến khi nghỉ hưu.

Ông Xanh đã có quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/7/2017.

Trước đó, Đại hội cổ đông Sabeco cũng đã thông qua việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị với ông Nguyễn Thành Nam.

Ông Nam là người được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ đại diện phần vốn nhà nước với hơn 141 triệu cổ phần SAB. Ông Nam sinh năm 1970, từng được đào tạo về quản lý kinh tế nhà nước ở Bỉ. Trước đó, ông Nam đã là đại diện vốn nhà nước tại một số công ty con của Sabeco.

Đọc tiếp »

Start-up buôn đồ hiệu cũ kiếm bộn tiền ở Dubai

Theo Forbes, dù tăng trưởng kinh tế chững lại, nhưng cơn khát hàng xa xỉ tại Trung Đông chưa bao giờ có dấu hiệu thuyên giảm. Theo Bain & Company, chi tiêu hàng xa xỉ trên đầu người của khu vực này là 1.900 USD/năm, cao nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu trao đổi, buôn bán đồ xa xỉ cũ là vô cùng lớn.

Nắm bắt được tiềm năng này, doanh nhân người Ấn Độ Kunal Kapoor đã xây dựng sàn giao dịch trực tuyến Luxury Closet đặt tại Dubai, nơi giới giàu có đăng bán những món đồ xa xỉ đã hết mùa hoặc họ không còn yêu thích, còn dân mê đồ hiệu lên đây săn đồ xa xỉ với mức giá vừa túi tiền hơn.

Kapoor, khởi nghiệp tại công ty giày của gia đình ở Ấn Độ, từng có thời gian làm nhân viên bán hàng tại Louis Vuitton ở Dubai trước khi thành lập trang web này vào năm 2012.

Ban đầu, Kapoor tìm hiểu và thành lập hai mô hình kinh doanh: Một mô hình cửa hàng truyền thống hoạt động tại Hồng Kông, Nhật Bản và một mô hình trực tuyến tại Mỹ.

“Sau đó chúng tôi sáp nhập hai mô hình này và thành lập một cửa hàng trực tuyến với lựa chọn tới tận nơi nhận hàng”, Kapoor nói.

Luxury Closet nhận được đầu tư từ nhiều công ty lớn trong khu vực như Middle East Partners, Dubai Silicon Oasis Authority, twofour54 và MENA Venture Investments với số tiền 2,2 triệu USD và 7,8 triệu USD trong hai vòng gọi vốn năm 2015 và 2016.

Số tiền này giúp công ty mở rộng hoạt động với mục tiêu phủ sóng toàn cầu. Mới đây, Luxury Closet mở thêm văn phòng tại Riyadh, Saudi Arabia và New Delhi, Ấn Độ.

Bởi các thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới rất ít khi giảm giá, nên trong nhiều năm qua, Luxury Closet trở thành lựa chọn vô cùng hấp dẫn tại Trung Đông.

“Từ năm 2012, Luxury Closet duy trì mức tăng trưởng thường niên 100%. Chúng tôi đầu tư mạnh tay vào công nghệ và quảng cáo, đồng thời đặt mục tiêu tăng trưởng thay vì lợi nhuận trước mắt”, công ty này cho biết.

Trang web này hiện có 500.000 thành viên đăng ký và có ứng dụng trên hệ điều hành iOS bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập.

Các món đồ xa xỉ trên Luxury Closet đến từ lượng người bán đông đảo ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Qatar, Bahrain, Lebanon, Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ và được xác minh nguồn gốc trước khi đăng bán.

“Chúng tôi mang người bán và người mua hàng hiệu cũ lại với nhau. Hiện Luxury Closet có hơn 15.000 món hàng “độc” của hơn 200 thương hiệu. 20% các món đồ này vẫn còn mới và chưa qua sử dụng”.

Từ nhiều thập kỷ qua, các trang web mua bán quần áo cũ không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, ý tưởng mua - bán đồ hiệu cũ trên mạng mới trở nên phổ biến vài năm trở lại đây.

“Các công ty như eBay đã thực hiện ý tưởng này khá lâu trước đây, nhưng gặp phải vấn đề nan giải là chất lượng dịch vụ không đảm bảo và hàng nhái, hàng giả”, Kapoor cho biết.

Trong khi đó, Luxury Closet giúp người mua xác minh nguồn gốc hàng hoá và cung cấp dịch vụ tốt tới cả người bán lẫn người mua.

“Chúng tôi đã xây dựng một quy trình và hệ thống cơ sở dữ liệu để đánh giá và xác định nguồn gốc chính hãng của hàng hoá thuộc hàng trăm thương hiệu từ túi xách, quần áo, cho tới trang sức…”, Kapoor cho biết. “Chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng đẳng cấp cho cả người bán lẫn người mua, đồng thời quản lý chặt chẽ cả quy trình, từ khâu đánh giá cho tới lấy hàng, giao hàng, thanh toán”.

Trang web của Kapoor thu hoa hồng 20 - 35% từ người bán, tuỳ thuộc vào giá trị và độ nổi tiếng của món đồ.

Chanel và Hermès vẫn là hai hãng thời trang được yêu thích nhất với mức giá bán trên Luxury Closet dao động từ vài trăm tới vài nghìn USD.

“Túi xách là danh mục hàng bán tốt nhất trên Luxury Closet, với giá trị cao hơn nhiều các mặt hàng khác. Chúng tôi có sẵn nhiều chiếc túi giá từ 885 USD tới 61.490 USD (Hermès Birkin)”, Kapoor cho biết.

Đọc tiếp »

Tham vọng của công ty vận chuyển ở quốc gia “không có địa chỉ”

Theo Forbes, năm 2012, doanh nhân Ả Rập Idriss Al Rifai cho ra mắt ứng dụng Fetchr sau một thời gian phát triển và tối ưu hoá giải pháp giao hàng với số vốn ban đầu 1,2 triệu USD.

Cũng giống như Uber, Fetchr sử dụng định vị GPS trên điện thoại di động thông minh (smartphone) làm địa chỉ và chuyển hàng tới vị trí của chiếc điện thoại đó.

Theo Forbes, đây được coi là giải pháp phù hợp tại Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và nhiều nơi tại Trung Đông bởi từ lâu nơi đây tồn tại vấn đề nan giải đối với các hãng thương mại điện tử và giao vận là không có địa chỉ rõ ràng.

Mỗi ngày, các hãng thương mại điện tử phải vật lộn để chuyển hàng tới tay khách hàng - những người chẳng có địa chỉ cụ thể. Lượng hàng bị trả lại luôn ở mức cao do nhân viên giao vân không thể tìm được địa chỉ.

Với giải pháp tiên tiến, Fetchr cho phép khách hàng định vị điểm giao và nhận hàng thông qua hệ thống định vị trên điện thoại di động thông minh.

“Công nghệ của chúng tôi dựa trên một thuật toán cho phép các yêu cầu giao hàng liên tục được đưa vào hệ thống mà không làm ảnh hưởng tới lộ trình của lái xe. Tất cả các vị trí GPS của khách hàng cũng được tích hợp vào cơ sở dữ liệu đám mây, cho phép chúng tôi đưa ra thời gian giao hàng chính xác”, Al Rifai cho biết.

“Về phía khách hàng, chúng tôi đã phát triển môt ứng dụng di động dùng trên cả hệ điều hành Android và iOS.”

Công nghệ được cấp bằng sáng chế này của Al Rifai đã giúp tăng tính chính xác và tốc độ giao hàng tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Fetchr được mệnh danh là “con rồng sa mạc” và đang chuẩn bị cho vòng gọi vốn thứ hai trong hai tháng nữa. Trong vòng gọi vốn đầu tiên năm 2015, Fetchr nhận được 11 triệu USD từ New Enterprise Associates - công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu tại Mỹ.

“Chúng tôi là công ty đầu tiên tại Trung Đông nhận được nguồn tài chính từ quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu của thung lũng Silicon Valley”, Ajlouny, nhà đồng sáng lập Fetchr, chia sẻ. Cô cũng cho biết số tiền này được dùng để đưa ra sản phẩm mới và cải thiện sản phẩm hiện tại, đồng thời mở rộng ra các thị trường mới.

“Chúng tôi đang hoàn tất giai đoạn cuối cùng của vòng gọi vốn thứ hai và rất lạc quan về triển vọng tăng trưởng tại các thị trường sắp tiếp cận”, Ajlouny nói.

Ajlouny và Al Rifai cũng cho ra đời Fetchr Now, dịch vụ vận chuyển theo yêu cầu, cho phép khách hàng chuyển những mặt hàng với mọi kích cỡ từ nhà tới văn phòng.

“Thị trường phục vụ theo nhu cầu này vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng tại Trung Đông. Dịch vụ Now nhắm tới giải quyết nhu cầu của thị trường này với giải pháp vận chuyển mọi thứ tới tận cửa nhà”, Ajlouny nói.

Tại Trung Đông, ngành này vẫn bị thống trị bởi các hãng giao vận truyền thống. “Nhưng Fetchr vẫn có chỗ đứng vững chắc bởi chúng tôi sở hữu công nghệ có thể giải quyết những vấn đề nan giải của ngành với chi phí thấp và tối ưu hơn. Đã có một số công ty khởi nghiệp bắt đầu tiếp cận thị trường này, nhưng tôi tin rằng công nghệ của chúng tôi tiên tiến hơn”.

Thành công bước đầu của Fetchr đi liền với sự bùng nổ thương mại điện tử và được dự báo là ngành tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

“Giải pháp của chúng tôi đáp ứng nguyện vọng của các hãng thương mại điện tử đang phải tiêu tốn nhiều tiền của cho dịch vụ giao hàng thu tiền tận nơi. Họ cần một hãng giao vận có thể giao hàng tới đúng địa chỉ trong thời gian nhanh nhất có thể, và công nghệ của chúng tôi làm được điều đó”, Al Rifai cho biết.

Sau 4 năm, Fetchr phải triển nhanh chóng với hơn 1.000 nhân viên tại khắp Trung Đông. Từ một văn phòng duy nhất với vài trăm nhân viên, giờ đây, Fetchr có cơ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Saudi Arabia, Bahrain và Ai Cập.

“Mục tiêu của chúng tôi là mở rộng ra 10 quốc gia vào cuối năm nay, và giúp giải quyết những vấn đề tại tất cả các quốc gia mới nổi”, Al Rifai nói thêm.

Đọc tiếp »

Tham vọng xây “Amazon phiên bản Nga” của tài phiệt dầu mỏ

Theo Bloomberg, một thập kỷ trước, Mikhail Gutseriev bị cấm xuất cảnh khỏi Nga khi cơ quan thuế Moscow kiểm tra đột ngột văn phòng của ông. Trước tình hình rối ren, Gutseriev bán công ty dầu mỏ đang ăn nên làm ra Russneft của mình với giá gần 3 tỷ USD và tuyên bố rút khởi giới kinh doanh.

Tháng 7/2007, trước khi lệnh bắt được phát ra, Gutseriev đã lái xe vượt biên giới Belarus và rời khỏi Nga.

Ông bỏ đi cũng để tránh chịu chung số phận với tài phiệt dầu mỏ Mikhail Gutseriev, người tham vọng lật đổ chính quyền của tổng thống Vladimir Putin và sau đó phải lĩnh án 10 năm tù.

Khi đó, từ giới truyền thông cho tới tài chính đều khẳng định đây là dấu chấm hết cho cuộc đời ông trùm dầu mỏ tung hoành một thời. Nhưng họ đã đánh giá thấp sự thông minh, năng lực và các mối quan hệ của tài phiệt lão làng này.

Gây dựng “Amazon của Nga”

Gutseriev trở lại Nga năm 2010, đúng thời điểm ông Dmitry Medvedev lên cầm quyền, những cáo buộc với ông được toà án xoá bỏ. Khi đó, Gutserieve như “hổ thả về rừng”.

Ông mua lại Russneft, gây dựng một công ty dầu mỏ thứ hai, đầu tư vào ngành than, hoá chất và radio, đồng thời thôn tính nhiều khách sạn. Tất cả các thương vụ này đều được thực hiện bằng tiền đi vay, chủ yếu từ các ngân hàng quốc doanh như Sberbank PJSC và VTB Group.

Theo Bloomberg, không rõ Gutseriev đã giành lại sự ưu ái của điện Kremlin như thế nào nhưng những thương vụ ông làm sau khi về nước cho thấy rõ điều đó.

Với khối tài sản gần 4,7 tỷ USD, theo số liệu của Bloomberg, tài phiệt này đang tập trung vào dự án đầy tham vọng, đó là xây dựng “Amazon phiên bản Nga”.

“Chúng tôi đang xây dựng một sàn thương mại điện tử bán mọi thứ từ thực phẩm cho tới quần áo”, Gutseriev cho biết sau khi giành quyền thâu tóm M.video PJSC, hãng điện tử gia dụng hàng đầu tại Nga.

Theo hãng nghiên cứu GfK, với thương vụ 726 triệu USD cho 58% cổ phần M.video, Gutseriev nắm trong tay hơn 25% thị trường gia dụng, điện tử trị giá 25 tỷ của Nga.

Gutseriev cho biết ông tình cờ bước chân vào ngành bán lẻ năm 2015, khi mua lại một đối thủ nhỏ hơn của M.video - Tekhnosil, phá sản vào đúng thời điểm tồi tệ nhất của cuộc suy thoái kéo dài suốt hai thập kỷ.

Chính việc này là nguyên nhân khiến ông luôn dùng mạng lưới nhà cung cấp lớn khi xây dựng sàn thương mại điện tử. Theo đó, khách hàng có thể nhận hàng tại hệ thống cửa hàng rộng khắp có sẵn của các nhà cung cấp. Nhờ đó, ông tránh được những trở ngại do hệ thống bưu điện rắc rối và kém thuận tiện hơn so với nhiều nước phát triển của Nga.

Tháng 12 năm ngoái, Gutseriev tiếp tục thôn tính đối thủ khác của M.video với giá 26 tỷ Rúp (450 triệu USD). Ba hãng điện tử gia dụng hàng đầu của Nga này hợp thành một chuỗi cửa hàng với hơn 900 điểm trải khắp 11 múi giờ từ vùng lãnh thổ Kaliningrad tại châu Âu cho tới Kamchatka tại Đông Á.

Dù vẫn còn hoài nghi cách làm “không giống ai” này của Gutseriev, Dmitry Kostygin, một cổ đông của hãng bán lẻ trực tuyến Ulmart, vẫn đánh giá cao năng lực kinh doanh của ông.

“Gutseriev rõ ràng có tài năng kinh doanh thiên bẩm, một khi điên cuồng với một ý tưởng nào đó, ông ấy nhất định bắt tay thực hiện”, Kostygin nói. “Tuy vậy, ông ấy đang tập hợp các hãng bán lẻ từng là đối thủ không đội trời chung với nhau nên việc hoà hợp không phải điều dễ dàng”.

Tài phiệt “nghiện làm giàu”

Gutseriev, 59 tuổi, cho biết ông mê kiếm tiền từ khi thành công với việc bán rượu vodka cùng với hai người bạn từ thủa nhỏ ở Grozny, thủ phủ Chechnya.

“Trong kinh doanh, bạn phải là kẻ cực kỳ tham lam”, Gutseriev nói. “Từ năm 13 tuổi, mỗi sáng thức dậy tôi đều nghĩ đến tiền”.

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật, Gutseriev trở về quê hương làm việc cho một công ty thủ công mỹ nghệ mới nổi. Chỉ trong 3 năm, ông đã lên quyền điều hành và mất 3 năm nữa để tăng doanh thu của công ty từ 1 triệu Rúp lên 32 triệu Rúp.

Cuối những năm 1980, thời điểm kinh tế suy thoái, Liên bang Xô Viết tan rã, Gutseriev mở một trong những ngân hàng tư nhân đầu tiên tại nước này.

Ông cũng thành lập một công ty sản xuất len, cung cấp cho một hãng dệt tại Moscow và đổi lại bằng vải thành phẩm. Sau đó, ông bán lại vải này cho các hãng sản xuất âu phục nam. Gutseriev cho biết quy trình này mang lại cho ông lợi nhuận 500%.

Ở tuổi 30, Gutseriev có thu nhập 1 triệu Rúp/tháng, trở thành một trong những người giàu nhất vùng.

Tháng 12/1991, khi chính quyền Xô Viết sụp đổ, tình hình bất ổn, tội phạm tăng đột biến, hàng triệu người mất việc, Gutseriev quyết định bán hết tài sản và chuyển tới Moscow.

“Khi đó chẳng có ai đủ tiền mua lại bất cứ phần tài sản nào của tôi”, Gutseriev cho biết. “Tôi đã bán các ngân hàng, nhà máy với giá từ 10.000 tới 20.000 USD”.

Với số vốn khoảng 1 triệu USD, tài phiệt này mở ngân hàng mới có tên B&N cùng với cháu trai Mikhail Shishkhanov, đồng thời xây dựng một chuỗi cửa hàng trang sức.

Năm 1994, chính phủ Nga thành lập khu phi thuế quan tại nước cộng hoà mới Ingushetia, giúp B&N trở thành ngành hàng duy nhất và hưởng lợi đáng kể từ hơn 3.000 công ty từ khắp nước Nga kinh doanh tại đây trong hơn 2 năm.

Sau này, khi mạng lưới quan hệ mở rộng, Gutseriev gia nhập chính trường và được bầu vào Hạ viện Nga (Duma quốc gia Nga) vào năm 1995. Đầu năm 2000, ông rời Hạ viện khi ông Putin lên nắm quyền, để điều hành Slavneft - liên doanh đầu mỏ của chính phủ với Belarus.

Tuy nhiên, tới năm 2002, Gutseriev mất việc khi Slavneft cổ phần hoá và được bán cho tập đoàn của Roman Abramovich và Mikhail Fridman, hai tỷ phú giàu nhất tại Nga.

Với kiến thức uyên thâm trong ngành dầu mỏ, Gutseriev mở công ty riêng đặt tên là Russneft và bắt đầu thâu tóm các công ty khác với số tiền 300 triệu USD từ đối tác Thuỵ Sĩ Glencore Plc - đơn vị ông từng làm việc cùng khi còn ở Slavneft. Từ năm 2003 - 2006, sản lượng của Russneft tăng từ 2 triệu tấn lên gần 15 triệu tấn nhờ việc thu nạp hàng chục công ty dầu nhỏ quản lý yếu kém.

Bước ngoặt phải rời đất nước đi tị nạn không làm Gutseriev chùn bước và không thể giảm đam mê làm giàu vốn đã ngấm trong máu ông. Ông luông duy trì tinh thần không chịu từ bỏ và luôn khao khát chiến thắng.

Đọc tiếp »

Nhà nước sắp bán 49% vốn tại “ông lớn” điện lực dầu khí 2,7 tỷ USD

Theo nguồn tin của VnEconomy, Nhà nước đã lên kế hoạch bán vốn tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power). Đặc biệt, Chính phủ cũng để ngỏ phương án có thể thoái tới 49% vốn tại PV Power. Quy mô của đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) lên tới 3-4% vốn của doanh nghiệp.

Đến nay PV Power vẫn chưa công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, song nguồn tin từ Bộ Công Thương tiết lộ Bộ đã có quyết định xác định giá trị của PV Power. Theo quyết định, tại thời điểm 31/12/2015, Công ty mẹ PV Power có giá trị 60.623 tỷ đồng (2,67 tỷ USD).

Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại PV Power là 33.556 tỷ đồng, giá trị quyền sử dụng đất là 18,79 tỷ đồng.

Quyết định định giá PV Power dựa trên Báo cáo kiểm toán kết quả tư vấn định giá do liên danh tư vấn định giá là Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC và Công ty Cổ phần Thẩm định giá IVC Việt Nam thực hiện.

Hiện PV Power đang làm việc với hai sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam để chuẩn bị các thủ tục IPO. Dự kiến thương vụ này sẽ diễn ra vào tháng 8/2017.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất tính đến 30/6/2016, PV Power có tổng tài sản 71.558 tỷ đồng (tương ứng hơn 3,14 tỷ USD). Như vậy, sau IPO và niêm yết, PV Power sẽ trở thành doanh nghiệp “họ điện lực” có quy mô tài sản lớn nhất sàn chứng khoán.

PV Power có vốn điều lệ đạt 21.774 tỷ đồng, là công ty TNHH 1 thành viên được thành lập từ năm 2008, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Hiện PV Power là một trong 3 nhà cung cấp điện lớn nhất cùng với Tập đoàn Điện lực (EVN) và Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV).

PV Power đang quản lý và vận hành 8 nhà máy điện trong đó có 4 nhà máy điện khí (Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 1, Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch), 3 nhà máy thuỷ điện (Hủa Na, Dakdrinh, Nậm Cắt), một nhà máy nhiệt điện than (Vũng Áng 1).

Năm 2016, tổng sản lượng điện sản xuất cả năm của PV Power ước đạt 21,156 tỷ kWh. Doanh thu toàn Tổng công ty đạt 26.522 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.595 tỷ đồng. Năm 2017, PV Power đặt mục tiêu tổng sản lượng điện sản xuất đạt trên 21 tỷ kWh, doanh thu 30.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.560 tỷ đồng.

Với quy mô IPO và thoái vốn lớn trong bối cảnh nhà nước cũng đang đẩy mạnh thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp khác, trong đó có các công ty điện lực, việc bán vốn của PV Power dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trước đó, trên tờ Wall Street Journal (WSJ) cho biết, Chính phủ Việt Nam đang muốn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cho PV Power. Dự kiến, việc bán cổ phần có thể giúp Nhà nước thu về 700 triệu USD, và số tiền thu được sử dụng làm nguồn vốn đầu tư cho các dự án năng lượng khác.

Đọc tiếp »

Quản 1,3 triệu tỷ đồng vốn nhà nước, cách nào?

Tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu là bài toán chưa có lời giải tối ưu trong quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là khi vốn nhà nước đang nằm tại các doanh nghiệp lên tới 1,3 triệu tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau hơn 30 năm loay hoay tìm tòi và thử nghiệm nhiều mô hình quản lý vốn nhà nước khác nhau, cho đến bây giờ, kết quả của các mô hình đó vẫn chưa đạt như mong muốn.

Chính vì lẽ đó, Việt Nam vẫn đang tồn tại song song hai mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: mô hình doanh nghiệp đứng ra quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và mô hình cơ quan chủ quản.

Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính, ông Nguyễn Công Nghiệp, bày tỏ quan điểm: “Rõ ràng, việc để song song hai mô hình này là không hợp lý. Để quản lý thực sự đối với doanh nghiệp nhà nước cần tách bạch rõ chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp”.

Với cơ chế quản lý vốn nhà nước, theo vị chuyên gia này, không nên quay lại cơ chế chủ quản dưới bất kỳ hình thức nào. Dù có thành lập riêng một ủy ban nhưng vẫn còn tính chất và đặc điểm của một cơ quan chủ quản, mà như vậy sẽ đi ngược mục tiêu tách riêng chức năng quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu, xóa bỏ cơ chế chủ quản.

Quản lý vốn nhà nước chưa hiệu quả

Dù đã được đặt ra và nghiên cứu, trao đổi từ nhiều năm nay nhưng mô hình đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn là đề tài chưa có lời giải tối ưu, bởi sau nhiều mô hình đã áp dụng tại Việt Nam, kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Trước đây, Việt Nam thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, trong nền kinh tế đó chỉ có doanh nghiệp nhà nước nên thực hiện quản lý doanh nghiệp nhà nước theo kiểu cơ quan chủ quản.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã nảy sinh yêu cầu tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế chủ quản để tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung (trong đó có doanh nghiệp nhà nước).

Từ đó, Tổng cục Quản lý vốn và Tài sản nhà nước đã được thành lập vào năm 1995 với hệ thống trải dọc từ Trung ương đến địa phương và quản lý tất cả các doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, sau 4 năm tồn tại do không phát huy được hiệu quả, cơ quan này đã chấm dứt hoạt động, các doanh nghiệp lại trở về với cơ quan chủ quản (các bộ và địa phương) quản lý. Sau đó, cơ chế chủ quản xuất hiện ngày càng nhiều bất cập nên Bộ Tài chính đã trình và được Chính phủ chấp thuận cho ra đời hai công ty: Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vào năm 2003 và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào năm 2006.

Hai công ty này là biểu hiện sự thay đổi về chất mối quan hệ Nhà nước với doanh nghiệp: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động doanh nghiệp. Cơ quan hành chính không cấp vốn trực tiếp cho doanh nghiệp mà thông qua SCIC - trở thành mối quan hệ kinh doanh vốn, đầu tư vốn theo luật định giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Về lĩnh vực xử lý công nợ cũng vậy, Nhà nước không ra các quyết định xử lý nợ như trước (giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ...) mà thông qua DATC để trở thành kinh doanh mua bán nợ.

“Như vậy, thông qua SCIC và DATC, chúng ta đã xây dựng mối quan hệ mới giữa Nhà nước với doanh nghiệp, trở thành quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trên những nguyên tắc của kinh tế thị trường, bước đầu từ bỏ mối quan hệ chủ quản giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp”, ông Nguyễn Công Nghiệp nhấn mạnh.

Mới chỉ quản được 1% vốn nhà nước

Tuy nhiên, ngay cả mô hình SCIC cũng chưa đạt mục tiêu trọn vẹn khi nhiều doanh nghiệp cả Trung ương và địa phương sau cổ phần hóa thuộc diện phải bàn giao cho SCIC nhưng đã chậm trễ hoặc lảng tránh không bàn giao.

Mặt khác, SCIC chỉ dừng lại ở mức nhận vốn từ những doanh nghiệp trực thuộc bộ ngành và UBND tỉnh, thành phố sau cổ phần hóa, còn những doanh nghiệp thuộc tổng công ty và tập đoàn sau cổ phần hóa vẫn do các tổng công ty và tập đoàn này nắm giữ. Tới lượt mình, các tập đoàn, tổng công ty và một số doanh nghiệp độc lập vẫn trực thuộc các bộ ngành, địa phương, tức là vẫn tồn tại cơ quan chủ quản.

Theo ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó tổng giám đốc SCIC, qua 10 năm hoạt động, vốn nhà nước do SCIC tiếp nhận quản lý mới bằng khoảng gần 1% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp; phần lớn vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trên 99%) do các bộ, địa phương quản lý, do đó quy mô hoạt động đầu tư kinh doanh vốn và sự tham gia của SCIC trong sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và thực hiện mục tiêu đổi mới phương thức quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn khiêm tốn.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách về triển khai các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều vướng mắc. Quá trình triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh kéo dài do quy định về trình tự, thủ tục đầu tư phức tạp, có nhiều vướng mắc dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, bỏ lỡ cơ hội khi thị trường có diễn biến thuận lợi.

Việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thông qua ủy quyền người đại diện còn một số khó khăn. Đó là chưa kể, quyền chủ động trong triển khai hoạt động kinh doanh còn hạn chế.

Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua, mô hình SCIC cũng đã ghi nhận được những dấu ấn. Sau 10 năm, đã hình thành một tổ chức kinh tế đặc thù dưới mô hình một tổng công ty của Chính phủ để triển khai một trong những chủ trương quan trọng của Đảng về đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước từ cơ chế hành chính sang phương thức đầu tư, kinh doanh vốn tiên tiến, góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.

Trong 10 năm qua, SCIC đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các công ty cổ phần sau cổ phần hóa. Trong quá trình đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, mô hình SCIC đã bước đầu thể hiện những thế mạnh so với cơ chế chủ quản hành chính.

Một là, trong quản trị doanh nghiệp, SCIC có cơ chế và nguồn lực để sẵn sàng đầu tư tăng vốn giúp cho việc tái cơ cấu doanh nghiệp hiệu quả. Với bộ máy chuyên nghiệp, qui trình đầu tư, thẩm định, quản trị khoa học thông qua vai trò cổ đông đại diện cho Nhà nước, SCIC không đơn thuần đóng vai trò quản lý vốn mà còn thực hiện chức năng kinh doanh vốn, làm cho phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không chỉ bảo toàn mà còn gia tăng giá trị.

Hai là, công tác quản trị doanh nghiệp và tái cơ cấu được SCIC thực hiện một cách chuyên nghiệp, bộ máy gọn nhẹ nhưng tính chuyên môn cao. Thông qua hệ thống người đại diện, kết hợp với trực tiếp quản trị danh mục, tình hình doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được SCIC giám sát chặt chẽ, khoa học, trên cơ sở đó chủ sở hữu có các quyết định kịp thời.

Trong việc triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, SCIC được xem là một trong những tổng công ty đi đầu với kết quả thoái vốn tại các doanh nghiệp trong danh mục Nhà nước không cần nắm giữ hoặc chi phối đạt hiệu quả cao.

Trên thực tế, SCIC là tổng công ty đầu tiên thực hiện việc thoái vốn với quá trình chuyên nghiệp, từ định giá đến tổ chức đấu giá, khớp lệnh, giao dịch ngoài sàn, thỏa thuận, chào bán cạnh tranh, bán cả lô...

SCIC đã triển khai thành công bước đầu mô hình vừa đại diện chủ sở hữu, vừa thực hiện đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước với tổng vốn đầu tư đã giải ngân đến thời điểm hiện nay là trên 24.000 tỷ đồng, gắn với thị trường và đạt hiệu quả khá cao.

SCIC đã và đang trở thành đầu mối tích tụ vốn, từ đó giúp cho Chính phủ thực hiện các khoản đầu tư chỉ định, đồng thời là công cụ giúp Chính phủ trong tổng thể triển khai các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Chốt lại 2 mô hình quản lý vốn

Giữa tháng 3 vừa qua, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp quan trọng với các bộ ngành liên quan về đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến của Ban cán sự Đảng bộ Tài chính về việc thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Về cơ bản, các bộ thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ tại đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Đề án) nhằm thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết 05-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn và chức năng quản lý nhà nước, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Tổ chức Chính phủ.

Việc tách chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không làm giảm vai trò mà tạo điều kiện cho các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc nâng cao hiệu quả chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Đề án theo 2 mô hình cơ quan chuyên trách. Mô hình cơ quan chuyên trách là Ủy ban thuộc Chính phủ với 2 phương án. Trong đó phương án 1 là phương án chính: thành lập mới cơ quan chuyên trách trên cơ sở điều chuyển cán bộ tại các bộ, ngành liên quan, bổ sung một số nhân sự đủ điều kiện từ SCIC, bảo đảm không làm tăng biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Theo đó, cơ quan chuyên trách quản lý danh mục khoảng 30 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước quy mô lớn, trong đó bao gồm SCIC là đầu mối độc lập để quản lý và thoái vốn tại các công ty cổ phần nhà nước không cần nắm giữ.

Phương án 2: nâng cấp SCIC thành Ủy ban quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Mô hình cơ quan chuyên trách là tổ chức kinh tế (doanh nghiệp): tăng cường, củng cố, kiện toàn SCIC là doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ làm chức năng đại diện chủ sở hữu (tăng địa vị pháp lý, nhân lực); trong đó làm rõ đầu mối quản lý danh mục công ty cổ phần do SCIC hiện đang quản lý và các công ty cổ phần mà các bộ, ngành, địa phương sẽ bàn giao trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì với các phương án một cách toàn diện, khách quan, trung thực, với tinh thần không chờ đến 2020 mới kết thúc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ các bộ, địa phương về cơ quan chuyên trách; đồng thời bảo đảm thống nhất với Đề án do Ban Kinh tế Trung ương đang chủ trì, sẽ trình Hội nghị Trung ương 5, khóa XII tới.

Như vậy, mục tiêu từ nay đến năm 2020, các bộ ngành không quản lý trực tiếp vốn nhà nước, đồng nghĩa với việc giảm bớt dần sự chịu trách nhiệm của các bộ ngành, sẽ là áp lực không hề nhỏ đối với cơ quan quản lý vốn nhà nước sau này.

Sự “đụng chạm” lợi ích với các bộ ngành địa phương nhìn từ kinh nghiệm của SCIC trong 10 năm qua chắc chắc là một kinh nghiệm quý cho lộ trình khai thông đường đến cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước vốn đang rất nóng hiện nay.

Đọc tiếp »

Lựa chọn mô hình quản lý vốn nhà nước

Đối với doanh nghiệp nhà nước, hiện nay có hai vấn đề lớn đang được thảo luận nhiều. Thứ nhất là xác định phạm vi, quy mô, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế.

Hai là mô hình tổ chức thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Trong đó, dù đã được đặt ra và nghiên cứu, trao đổi từ nhiều năm nay nhưng mô hình đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn là vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo.

Sau cuộc họp gần đây nhất của Chính phủ và các bộ ngành về mô hình cơ quan quản lý vốn nhà nước, 2 phương án đã được gút lại. Để góp thêm ý kiến cho việc lựa chọn và hoàn thiện mô hình đặc biệt này, VnEconomy xin trân trọng giới thiệu những phân tích, quan điểm của các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế.

“Ưu tiên hàng đầu cho hiệu quả kinh doanh”

(Ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam)

“Sẽ không có phương án nào đáp ứng được toàn bộ các mục tiêu đề ra mà phải lựa chọn phương án tối ưu hơn bằng cách xác định mục tiêu nào là quan trọng nhất.

Về lựa chọn mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chúng ta đã đạt được sự đồng thuận cao nhất là yêu cầu phải tách vai trò chủ sở hữu vốn nhà nước ra khỏi vai trò quản lý nhà nước.

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa biết mô hình nào là tốt. Bởi vì nói lý thuyết là như vậy, theo thông lệ tốt nhất, ngay tại các nước phát triển mà OECD khuyến cáo thì việc tách biệt nên ở mức độ càng cao càng tốt. Nhưng thực tiễn Việt Nam cũng như các nước khác dù có tách bạch cũng không đạt được mục tiêu 100%.

Ví dụ tại thời điểm này, nếu chỉ nhìn vào mô hình SCIC đang kiểm soát 9.900 tỷ đồng vốn chủ sở hữu trong 1,37 triệu tỷ đồng, tức là tập trung vào chức năng một tổ chức đại diện chủ sở hữu, thì mới chỉ chiếm tỷ lệ kiểm soát 0,7%. Nếu như vậy, cân nhắc đầu tiên là một mô hình mới liệu tập trung hoá được bao nhiêu?

Cân nhắc thứ hai cần tính đến khi lựa chọn mô hình là: mục tiêu sau khi tập trung hoá là gì. Cũng như các đề án khác, chúng ta muốn đa mục tiêu và không có thứ tự ưu tiên.

Chúng ta muốn tách bạch để nâng cao hiệu quả quản trị cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, chúng ta lại muốn đơn giản hoá thủ tục hành chính, nhưng chúng ta vẫn muốn giữ vai trò chính yếu của Nhà nước là thực hiện điều hành doanh nghiệp như một công cụ chính trị. Nếu đa mục tiêu như vậy thì không có mô hình nào thực hiện được. Mô hình nào cũng có điểm lợi, có điểm bất lợi.

Mô hình doanh nghiệp điểm thuận lợi nhất là tập trung vào việc tối đa hoá hiệu quả hoạt động và gắn động cơ của mô hình doanh nghiệp đấy với hiệu quả là tối đa hoá lợi ích cổ đông trong đó Nhà nước với vai trò là một cổ đông trong doanh nghiệp. Mô hình 1 cơ quan nhà nước vẫn thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước thực hiện mục tiêu chính trị, kinh tế-xã hội.

Nhìn vào bối cảnh thực tiễn Việt Nam thì thấy rằng thời gian qua chúng ta đặt quá nặng và yếu tố chính trị, sử dụng doanh nghiệp nhà nước làm công cụ để điều tiết kinh tế vĩ mô và chính vì vậy chúng ta đã gặp phải một số trục trặc hiện nay như về hiệu quả thấp, các dự án đầu tư không tuân thủ theo nguyên tắc thị trường như 12 dự án nghìn tỷ đồng thua lỗ, yếu kém trong ngành công thương.

Nhân cơ hội này, chúng ta nên đặt nặng mục tiêu mà thời gian qua đã lơ là: Nhà nước cổ phần hóa và thoái vốn, bây giờ Nhà nước quản lý vốn còn lại trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Vì vậy, thứ tự ưu tiên là hiệu quả kinh doanh, tuân theo các nguyên tắc của thị trường, chức năng quản lý nhà nước đã tách bạch. Mục tiêu phải là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là cao nhất chứ không phải là mục tiêu chính trị, phát triển kinh tế xã hội chung chung.

Và như vậy, mô hình doanh nghiệp là tốt hơn. Điểm quan trọng hơn là trong mô hình doanh nghiệp, không phải Công ty đầu tư vốn nhà nước như là siêu doanh nghiệp, mà quan trọng là: trong mô hình công ty quản lý vốn hay quỹ đầu tư, mọi cơ chế phải gắn liền với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Song song với đề án, dứt khoát phải có cơ chế cụ thể về đề cử và lựa chọn thành viên Hội đồng quản trị có vốn nhà nước, là đại diện phần vốn nhà nước và với một cơ chế lựa chọn không theo cơ chế hành chính và có thể áp dụng nguyên lý theo thông lệ OECD”.

“Tập đoàn tài chính là mô hình phù hợp”

(Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

“Tôi rất mừng là chúng ta đã có phương án về việc này. Tuy nhiên, tôi khá băn khoăn với phương án thành lập một ủy ban chuyên trách quản lý doanh nghiệp nhà nước. Bởi ủy ban hay cơ quan thì cũng là đơn vị quản lý hành chính, nên quản lý vốn và tài sản nhà nước là khó phù hợp.

Theo tôi, không nên tập trung quyền lực tài chính và quyền lực quản lý vốn vào một cơ quan. Chúng ta muốn bỏ đi bộ chủ quản, không giao quyền quản lý vốn mà thành lập một cơ quan thì vừa có quyền lực hành chính, vừa có quyền lực về vốn là không thích hợp. Quy mô vốn nhà nước là rất lớn, đòi hỏi khả năng quản lý rất cao, việc tập trung vào một cơ quan sẽ tạo quyền lực quá lớn là không nên.

Trong các phương án, tôi vẫn cho rằng cơ quan quản lý vốn nhà nước theo yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng phải là hình thức tổ chức tập đoàn tài chính, gần với mô hình SCIC được nâng cấp, thay vì một bộ hay ủy ban. Bộ Tài chính sẽ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý.

Tôi đề nghị thành lập hai tập đoàn tài chính của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tập hợp tất cả vốn của doanh nghiệp nhà nước, thực hiện vai trò quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp hoạt động như công ty tài chính đầu tư vào tất cả các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước.

Việc thành lập các công ty quản lý vốn nhà nước như vậy vẫn đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và công ty tài chính quản lý vốn sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư, chứ không phải tư cách một cơ quan chủ quản, càng không phải là cơ quan quản lý chuyên ngành thì đảm bảo quản lý vốn nhà nước hiệu quả hơn.

Công ty đầu tư tài chính thì chỉ chịu trách nhiệm nguồn vốn đầu tư của mình vào các khoản đầu tư đó, chứ không phải là cơ quan cấp trên, có quyền can thiệp vào doanh nghiệp.

Đồng thời, việc này cũng phù hợp với chủ trương của Thủ tướng đã nói, là cần cổ phần hóa mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, rút vốn nhà nước ra khỏi những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thuần túy và chỉ giữ lại vốn nhà nước trong một số lĩnh vực, để dành thị trường cho các thành phần kinh tế khác”.

“Mô hình tổ chức kinh tế là khả thi nhất”

(Ông Phạm Đình Soạn - Nguyên Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp)

“Kiến nghị mô hình và các bước đi cụ thể như sau. Bước 1: củng cố và phát triển SCIC hiện có, khắc phục những tồn tại, đẩy nhanh tiến trình thoái vốn, bán vốn. Chuyển dần các tổng công ty, tập đoàn 100% vốn nhà nước sang hoạt động theo mô hình chung của SCIC.

Có thể sáp nhập một số tổng công ty, tập đoàn nhỏ lẻ. Cho phép một số địa phương lớn như Tp.HCM, Hà Nội được thành lập các SCIC riêng. Trong giai đoạn đầu nên giữ nguyên mối quan hệ trực thuộc.

Đây là sự thay đổi về chất mối quan hệ giữa bộ ngành, UBND các địa phương với doanh nghiệp nhà nước, và cũng là một cách thực hiện Nghị quyết Trung ương về chuyển giao chức năng chủ sở hữu.

Thực hiện việc giao vốn cho các SCIC (do Bộ Tài chính chủ trì có sự chứng kiến của các bộ chuyên ngành, UBND các tỉnh thành phố), nhằm xác lập nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn và nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo hai chế độ phân phối lợi nhuận như trên đã đề cập.

Tổ chức lại hệ thống giám sát tài chính doanh nghiệp: thành lập Tổng cục Quản lý và Giám sát tài chính doanh nghiệp (trên cơ sở nâng cấp Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính) làm chức năng quản lý nhà nước: ban hành chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp, kiểm tra giám sát và hướng dẫn việc thực thi các chế độ đó. Không phải chỉ với các doanh nghiệp nhà nước mà cả các thành phần kinh tế khác. Nên chốt lại thời gian để thực hiện bước 1 là không quá 2 năm.

Bước 2: trên cơ sở đã tạo lập được những tiền đề để tiếp tục xây dựng mô hình mới, trong đó có việc xác lập được tổng số và quy mô doanh nghiệp nhà nước còn lại sau cổ phần hóa, chúng ta thực hiện việc sáp nhập một số SCIC lại, có thể chỉ để tồn tại một vài SCIC (thậm chí là 1 nếu có thể).

Về sự lựa chọn 1 trong 2 phương án đã được nêu theo chỉ đạo của Chính phủ, tôi cho rằng, phương án là một tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) là khả thi nhất, vì nó không tạo ra sự xáo trộn nào. Tuy nhiên, nó cần được điều chỉnh và thực hiện theo lộ trình từng bước cụ thể. Phương án là một uỷ ban chuyên trách hành chính nên tham khảo kỹ ý kiến doanh nghiệp.

Nếu là doanh nghiệp, tôi không muốn phương án này vì sẽ thêm một người nữa là chủ sở hữu đến gõ cửa doanh nghiệp, trong khi người cũ (quản lý nhà nước) vẫn không thể bỏ được.

Điều mà doanh nghiệp muốn là sự thay đổi bên trong, thay đổi về chất. Phương án là một uỷ ban chuyên trách nhưng thành lập trên cơ sở nâng cấp SCIC sẽ là một bước thụt lùi do đưa SCIC quay trở về thành một cơ quan quản lý hành chính”.

“Hạn chế sự can thiệp hành chính vào doanh nghiệp”

(TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương - CIEM)

“Phân tích về điểm mạnh, yếu của 2 mô hình có thể thấy mỗi mô hình đều có những lợi thế riêng. Mô hình cơ quan thuộc Chính phủ có vị thế pháp lý và chính trị mạnh hơn mô hình doanh nghiệp, trong việc: thực hiện đầy đủ chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là nhiệm vụ đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực cần tới vai trò của doanh nghiệp nhà nước và vốn đầu tư nhà nước.

Tuy nhiên, do là cơ quan nhà nước nên việc khuyến khích động lực và trách nhiệm nâng cao hiệu quả quản lý chưa rõ ràng và cụ thể như mô hình doanh nghiệp... Còn mô hình doanh nghiệp thì có ưu điểm lớn là về phương diện đầu tư vốn để sinh lời, tạo động lực, trách nhiệm và phù hợp hơn với hoạt động kinh doanh vốn nhà nước.

Tuy vậy, vị thế pháp lý và chính trị yếu nên không dễ chuyển các tập đoàn, tổng công ty về doanh nghiệp này quản lý; do cơ chế kinh doanh vì lợi nhuận nên khó thực hiện chức năng đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực nền tảng, cần tới vai trò của doanh nghiệp nhà nước và của kinh tế nhà nước...

Cơ quan quản lý vốn nhà nước phải là một nhà đầu tư chủ động, trả lời được các câu hỏi mà hiện tại Chính phủ cũng không dễ đưa ra như: hiện đang có bao nhiêu tài sản công có tính thương mại, nằm ở đâu, dưới dạng nào, cái nào đang sinh lợi, cái nào kém hiệu quả, cái nào cần tiếp tục để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế hay vốn “mồi”, cái nào cần thoái để trả lại không gian cho đầu tư tư nhân?...

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sẽ không có một cơ quan vừa làm chức năng hoạch định chính sách, điều tiết, quản lý thị trường, lại vừa quyết định đầu tư, kinh doanh. Dù gọi với cái tên gì đi chăng nữa thì cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp sẽ phải hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính và can thiệp chính trị mang tính vụ việc vào quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, làm sai lệch mục tiêu chiến lược và dài hạn của đầu tư nhà nước.

Hiện còn ý kiến khác nhau về mô hình, cách thức hình thành và cơ chế hoạt động của cơ quan đại diện chủ sở hữu mới. Dù lựa chọn mô hình nào cũng phải có lộ trình chuyển giao doanh nghiệp, đặc biệt là: doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, an sinh xã hội; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp là các tổ chức kinh tế đặc thù của các bộ; ngân hàng thương mại...

Ngoài ra phải giải quyết vấn đề doanh nghiệp lớn của các địa phương như Hà Nội, Tp.HCM”.

“Mô hình công ty có nhiều ưu thế hơn”

(Ông Nguyễn Viết Lợi - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính)

“Qua nghiên cứu kinh nghiệm của gần 40 quốc gia trên thế giới về mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước, một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đã được rút ra.

Với các ưu điểm của mình, mô hình tập trung trong quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là xu thế chung đang được đa phần các nước trên thế giới áp dụng.

Trong các mô hình tập trung thì mô hình công ty là có nhiều ưu thế và đang được nhiều nước áp dụng thành công, một số nước cũng đang từng bước chuyển đổi sang mô hình này (Trung Quốc).

Tuy nhiên, cần hiểu “tập trung” ở mức độ tương đối. Đa phần các nước áp dụng mô hình này đều có các doanh nghiệp nhà nước đặc thù khác nhau thuộc quản lý ở các bộ, cơ quan, thực hiện quản lý và làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.

Ngay cả với trường hợp của Trung Quốc thì ở cấp trung ương vẫn có 05 doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính và 94 doanh nghiệp do các cơ quan Trung ương khác (ngoài SASAC) quản lý . Việc áp dụng linh hoạt các mô hình có thể được thực hiện, tuy nhiên phải đảm bảo tính độc lập của các mô hình.

Mục tiêu phân tách giữa “chính và doanh”: phân tách quản lý hành chính nhà nước và quản lý doanh nghiệp, phân tách giữa chính trị và kinh doanh nên là mục tiêu hàng đầu khi xem xét lựa chọn mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

Hiệu quả quản lý của một mô hình phụ thuộc rất lớn vào quy mô của khu vực doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế, tính phức tạp của các loại hình, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Theo đó việc thu hẹp về số lượng, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế cũng như việc thực hiện triệt để quá trình phân loại, phân tách lĩnh vực kinh doanh (công ích và vì lợi nhuận) của các doanh nghiệp nhà nước là vô cùng quan trọng.

Việc tập trung sức mạnh các doanh nghiệp nhà nước lớn và quan trọng trong các lĩnh vực, ngành then chốt vào một tổ chức cũng có thể làm tăng sự rủi ro, phát sinh những vấn đề về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị, đặc biệt trong môi trường quản lý yếu kém.

Mô hình cần nâng cao năng lực ở cả 3 khâu là quản lý vốn từ phía chủ sở hữu, tạo môi trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giám sát hiệu quả sử dụng vốn. Tránh việc chỉ chú trọng vào 1-2 khâu đều làm hiệu lực quản lý không đạt yêu cầu.

Mô hình cần tạo thuận lợi cho việc áp dụng các thông lệ tốt trong quản trị doanh nghiệp. Thực hiện công khai minh bạch đối với việc sử dụng vốn nhà nước và công tác quản lý của các khâu trong mô hình quản lý. Phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, người lao động, giám sát toàn diện trước, trong, sau.

Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề có thể xảy ra đối với mô hình tập trung nói chung, như: (i) Tiếp tục can thiệp. Chính phủ vẫn có thể can thiệp vào quyết định hoạt động hoặc áp đặt các nghĩa vụ xã hội mà không được định nghĩa rõ ràng.

(ii) Thiếu chức năng và thẩm quyền. Các đơn vị thực hiện chức năng sở hữu có thể mang tính thụ động, ít quyền hơn so với doanh nghiệp nhà nước lớn, nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ; (iii) Thiếu năng lực.

Thiếu nguồn ngân sách, khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân sự cần thiết có trình độ và kinh nghiệm; thiếu khả năng chiến lược, các vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành... để thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước một cách hiệu quả”.

“Mô hình doanh nghiệp phù hợp hơn”

(Ông Đặng Quyết Tiến - Phó cục trưởng, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính)

“Phân tích các ưu điểm, nhược điểm của 2 mô hình đang được đề xuất và mục đích, yêu cầu đề ra, chúng tôi xin đề cập đến mô hình tổ chức đại diện chủ sở hữu theo mô hình Công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước.

Về địa vị pháp lý, Công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tổ chức theo hình thức Công ty TNHH MTV thuộc Chính phủ; tổ chức, quản lý và hoạt động quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật số 69/2014/QH13, sẽ giúp cho mô hình công ty đầu tư vốn nhà nước hoàn thiện hơn, đảm bảo thực thi tốt 3 nội dung.

Thứ nhất, mô hình công ty sẽ thay đổi cách thức quản lý và nhân lực, không chỉ thực hiện vai trò cổ đông thụ động tại công ty cổ phần, mà còn phải thực hiện trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước với nhiều công việc phức tạp và khó khăn hơn như bổ nhiệm cán bộ, phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, giám sát, đánh giá doanh nghiệp, phê duyệt hoặc quyết định các dự án đầu tư lớn của doanh nghiệp...

Thứ hai, dễ dàng áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị vốn đầu tư theo đúng thông lệ quốc tế, thúc đẩy nguyên tắc bắt buộc công khai, minh bạch thông tin tài chính, thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trách nhiệm giải trình của Ban lãnh đạo công ty, gắn trách nhiệm chính trị của người đứng đầu công ty trước bộ, ngành, Chính phủ, Quốc hội và Trung ương về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đây chính là lời giải cho bài toán về mối quan hệ trong điều hành sản xuất kinh doanh khi thực hiện chuyển quyền đại diện vốn nhà nước từ các tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn về thuộc quyền quản lý của mô hình doanh nghiệp; và giúp doanh nghiệp làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với các bộ chuyên ngành lựa chọn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ nhiệm.

Thứ ba, khi chuyển các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước về mô hình công ty, thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đối với vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ tham gia phối hợp giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và thực hiện chính sách sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và đầu tư phát triển các ngành cần tới vai trò của doanh nghiệp nhà nước sát thực tiễn, đảm bảo công khai, minh bạch hơn.

Nhà nước là chủ sở hữu của doanh nghiệp đầu tư vốn nhà nước. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với cơ quan chuyên trách. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ.

Công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước sẽ đảm nhận là cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước chuyển giao từ các bộ, ngành, địa phương, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước do SCIC hiện nay quản lý.

Về phương diện quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, mô hình doanh nghiệp sẽ tạo động lực, trách nhiệm và phù hợp hơn với hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, việc giám sát, đánh giá của Nhà nước cũng thuận tiện và dễ dàng hơn so với mô hình cơ quan hành chính nhà nước.

Công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước sẽ đảm bảo nguyên tắc là người đồng hành cùng với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đó, sẽ không thiết lập cơ chế cấp trên - cấp dưới theo mô hình công ty mẹ - công ty con đối với các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, không tạo ra sự xung đột, cản trở công tác điều hành, quản trị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đồng thời sẽ thống nhất lợi ích gia tăng lợi nhuận đối với các doanh nghiệp kinh doanh...
Như vậy, việc lựa chọn mô hình nào phù hợp nhất, thuận lợi và có hướng đến phát triển trong tương lại cần được xem xét cặn kẽ tránh việc phải sửa chữa, hoàn thiện nhiều lần.

Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi cho rằng mô hình tổ chức đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo hình thức công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước cần được phân tích, đánh giá đúng những điểm mạnh vốn có của mô hình.

Đó là đáp ứng được các mục tiêu đề ra, đặc biệt sẽ tách triệt để chức năng đại diện chủ sở hữu đối với vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra khỏi cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và không phải thay đổi lớn các văn bản luật do Quốc hội ban hành”.

Đọc tiếp »

Start-up bán hoa quả “khác người” ở thung lũng Silicon

Theo Forbes, hai mươi năm trước, doanh nhân trẻ người Mỹ Chris Mittelstaedt nảy ra ý tưởng bán hoa quả tươi tới các văn phòng tại San Francisco - nơi nhân viên luôn phải căng thẳng và chìm đắm với caffeine và đường.

Anh gọi điện tới các công ty này để tiếp thị, sau đó mua hoa quả từ tay nông dân địa phương rồi tự mình giao hàng trên chiếc Honda Civic của mình.

Hiện nay, công ty FruitGuys của anh, đặt tại phía Nam San Francisco, phủ rộng khắp nước Mỹ, với doanh thu năm ngoái đạt 30,5 triệu USD và dự báo đạt 35 triệu USD trong 2017.

Cơ hội từ vấn nạn béo phì

Mittelstaedt, 47 tuổi, chia sẻ anh bắt đầu với FruitGuys, khi đang trong tình cảnh khá thảm hại. Năm 27 tuổi, Mittelstaedt mới kết hôn và sống tại San Francisco với công việc được trả 9,5 USD/giờ.

Trong một lần trò chuyện với bạn, anh nhận ra rằng mọi người ngày càng phát phì và khao khát ăn những thứ lành mạnh. Anh nảy ra ý tưởng giao hoa quả tươi tới tận các văn phòng để đáp ứng nhu cầu đó.

Sau đó, anh thu thập thông tin của 500 công ty tại San Francisco và bắt đầu gọi điện tiếp thị, nhưng chỉ có 5 công ty đồng ý mua hàng.

Thời gian đó, Mittelstaedt thức dậy từ nửa đêm để đi mua hoa quả tại các chợ đầu mối. Hoa quả được mang về nhà, phân loại và đóng gói trước khi giao tới từng địa chỉ trên chiếc Honda Civic.

Tin đồn về dịch vụ của Mittelstaedt nhanh chóng lan ra trong giới văn phòng. Để đáp ứng lượng đơn hàng tăng nhanh, anh mượn văn phòng của một người bạn để đóng gói hoa quả từ nửa đêm cho tới 7h sáng. Không đủ tiền mua xe tải, Mittelstaedt thuê thêm một chiếc U-Haul theo ngày.

Mỗi ngày, Mittelstaedt làm việc 18 tiếng, bắt đầu từ lúc nửa đêm.

FruitGuys đã có gian hàng trên EBay khi trang này mới thành lập với 20 nhân viên.

Khi đó, vào thời kỳ đầu của bong bóng dotcom, công ty của Mittelstaedt thu về 140.000 USD vào năm 1998 và 419.000 USD vào năm 1999. Tới năm 2000, con số này là 1,3 triệu USD.

Năm 2000, Mittelstaedt nghe nói về việc một công ty bán rau quả trực tuyến có tên Webvan được đầu tư tới 400 triệu USD và bán rẻ loạt xe tải đông lạnh. Anh vội vàng tới mua 5 chiếc với giá 16.000 USD mỗi chiếc - đây cũng là lần đầu tư lớn đầu tiên của FruitGuys.

Một năm sau đó, khi bong bóng dotcom phát nổ, Webvan phá sản, còn FruitGuys mất 50% doanh thu từ eBay.

Khi đó, Mittelstaedt đang gánh trên vai nhiều khoản nợ ngân hàng, xe tải không còn hoạt động hiệu quả. Anh phải sa thải phần lớn nhân viên và lại tự mình đi giao hàng.

Năm 2003, kiên trì vượt qua giai đoạn khó khăn, việc kinh doanh khấm khá hơn, FruitGuys bắt đầu có thêm nhiều đơn hàng từ các thành phố khác và chuyển sang dùng FedEx để giao hàng.

Tới năm 2007, FruitGuys mở rộng mạng lưới dọc hành lang từ Boston tới Washington D.C.

Nói không với cổ phần hoá

Dù đặt tại thung lũng Silicon nhưng FruitGuys không đặt nặng việc thu hút vốn từ các quỹ đầu tư, mà đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững đồng thời hỗ trợ nông dân địa phương.

Vào đầu những năm 2000, Mittelstaedt từng có ý định bán cổ phần công ty ra ngoài để hút thêm vốn đầu tư như cách các công ty tại thung lũng Silicon đang làm. Tuy nhiên, ngay sau đó anh nhận ra đây không phải quyết định sáng suốt và dừng lại đúng lúc.

FruitGuys cũng từng thử nghiệm giao hàng tại nhà ở một số khu vực vào năm 2008, giữa thời điểm suy thoái kinh tế diễn ra. Quyết định thiếu tính toán này khiến công ty không những không lãi mà còn lỗ, khiến nguồn lực cho mảng giao hàng văn phòng bị thiếu hụt và ảnh hưởng.

Qua đây, Mittelstaedt rút ra bài học chiến lược bằng cách nói "không" với những thứ không phù hợp dù mọi người đều đang làm theo cách đó.

Hiện công ty nhận giao hàng tại 15 thành phố khắp nước Mỹ với mục tiêu gần gũi với khách hàng nhất có thể và hỗ trợ các trang trại trái cây nhỏ tại từng địa phương.

Để đáp ứng các đơn hàng, FruitGuys làm việc với khoảng 200 trang trại trên khắp nước Mỹ, trong đó khu vực phía nam canh tác quanh năm, cung cấp nhiều loại trái cây khác nhau.

FruitGuys cũng tài trợ cho nông dân ở một số khu vực để ổn định canh tác, chống sâu bệnh, động vật phá hoại mùa màng.

Không kêu gọi thêm nguồn đầu tư từ bên ngoài, Mittelstaedt và vợ hiện là cổ đông chính của FruitGuys. Anh cho biết FruitGuys hiện tăng trưởng đều đặn 15 - 20% mỗi năm.

Đọc tiếp »

“Đại gia” chăn nuôi cũng gặp khó vì giá lợn sụt giảm

Giá thịt lợn hơi liên tục rớt từ quý 4/2016 đến nay không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ chăn nuôi mà còn đe doạ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã DBC) cho hay, năm 2016, giá thịt lợn tăng cao trong một thời gian dài đã mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Sản lượng thịt tiêu thụ năm 2016 của công ty đạt trên 18,5 nghìn tấn, đạt 86,3% so với kế hoạch.

Tuy nhiên, đây chính là yếu tố kích thích việc tăng đàn không kiểm soát. Trong 2 năm qua (2015-2016), ngành chăn nuôi lợn phát triển thiếu định hướng và quá nóng dẫn đến tăng đàn quá mức, cung vượt cầu, cùng với việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu qua đường tiểu ngạch khiến từ quý 4/2016, giá thịt lợn lao dốc không phanh, đẩy công ty vào hệ luỵ khó tiêu thụ sản phẩm.

Mặc dù kết quả kinh doanh cả năm 2016 vẫn tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 451 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2015 (lợi nhuận 2015 là 252 tỷ đồng), tuy nhiên, dự báo thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn, năm 2017, công ty này đặt kế hoạch giảm lãi.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế dự kiến năm 2017 của Dabaco còn 317 tỷ đồng, giảm gần 30% so với năm 2016. Trong đó, lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh chính dự kiến đạt 260 tỷ đồng.

Đúng như kế hoạch “khiêm tốn” đề ra, ngay những tháng đầu năm, khó khăn về việc tiêu thụ lợn đã thể hiện ngay ở báo cáo kết quả kinh doanh quý 1.

Cụ thể, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.475 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái), tuy nhiên, do giá vốn hàng bán tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế công ty giảm chỉ còn 13 tỷ đồng. Trước đó, lợi nhuận cùng kỳ năm 2016 công ty đạt 67 tỷ đồng.

Để “cứu vãn” kết quả kinh doanh, lãnh đạo Dabaco đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo cho người chăn nuôi và doanh nghiệp về nhu cầu thị trường; ngừng nhập khẩu thịt, dành thị phần cho thị trường nội địa. Trước mắt, giảm số lượng đàn nái, tăng chất lượng.

Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Ban lãnh đạo công ty này thừa nhận, những tháng cuối năm, nhất là từ tháng 11-12/2016 và kéo dài sang năm 2017, việc xuất bán lợn thịt sang thị trường Trung Quốc bị chững lại, cả giá bán và sức tiêu thụ đều giảm mạnh, dẫn đến thị trường lợn giống khó khăn, giá bán thấp, ứ đọng sản phẩm. Áp lực về chuồng trại, nhân công, nguy cơ dịch bệnh tăng.

“Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm cũng giảm rất mạnh so với mức bình quân năm 2016. Giá bán sản phẩm lợn bình quân quý 1/2017 thấp hơn so với giá thành. Dự kiến hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới”, lãnh đạo công ty nhận định.

Giá thịt lợn hơi giảm từ đầu năm đến nay, có lúc xuống đến 20.000 đồng/kg đã đẩy người chăn nuôi, doanh nghiệp vào khó khăn, thua lỗ triền miên.

Trước tình trạng này, mới đây, Bộ Nông nghiệp đã lên tiếng kêu gọi các Bộ, ngành cùng doanh nghiệp, người dân ra tay “giải cứu” thịt lợn.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số gửi các tổ chức tín dụng yêu cầu căn cứ vào khả năng tài chính để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y.

Bộ Tài chính cũng đã gửi công văn tới sở tài chính và các doanh nghiệp thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi về việc tăng cường biện pháp để bình ổn thị trường thịt lợn.

Tuy nhiên, trái ngược với tỉnh cảnh khó khăn của Dabaco và Vilico, nhờ lợn hơi rớt giá, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ súc sản - Vissan (Mã VSN) - một công ty chế biến - đã lãi đậm trong quý 1/2017, đạt 48 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Đọc tiếp »